Ca trù ngày nay Ca_trù

Sau Cách mạng Tháng 8, ca trù bị xem là "trò chơi hư hỏng, trụy lạc" và bị cấm đoán vì bị xem là liên quan đến mại dâm. Chính quyền cũng gán cho bộ môn ca trù là "phong kiến, trưởng giả".[7]

Mãi đến thập niên 1980, môn ca trù mới được cho phép trình diễn cho công chúng nhưng trong khuôn khổ đề tài chính trị chứ không giữ được thể văn truyền thống. Lần ra mắt đó, NSND Quách Thị Hồ hát bài "Những mùa xuân" trên đài phát thanh. Điệu nhạc thì cổ nhưng lời ca mang nội dung ca tụng Đảng Cộng sản Việt Nam. Dù đó là đề tài chỉ đạo, đó là lần đầu sau 30 năm bặt tiếng, khán thính giả miền Bắc Việt Nam mới nghe được làn điệu ca trù.[7]. Năm 2009 thì chính phủ đề cử ca trù là bộ môn Di sản thế giới UNESCO[8]. Ca trù từ đó mới được công nhận để nghiên cứu bảo tồn.

Nghệ thuật ca trù sau đó được khai thác trong nhiều bộ phim cũng như trong các chủ đề âm nhạc Việt Nam. Có thể bắt gặp ca trù trong phim Mê Thảo, thời vang bóng , Trăng tỏ thềm lan, Trò đời, Thương nhớ ở ai hay trong bài hát "Một nét ca trù ngày xuân", "Mái đình làng biển" của nhạc sĩ Nguyễn Cường, "Trên đỉnh Phù Vân", "Không thể và có thể", "Chảy đi sông ơi", "Một thoáng Tây Hồ" của Phó Đức Phương, "Chiều phủ Tây Hồ" của Phú Quang, "Hà Nội linh thiêng hào hoa" của Lê Mây, "Đất nước lời ru của Phan Huỳnh Điểu, "Nắng có còn xuân" của Đức Trí, "Giọt sương bay lên" của Nguyễn Vĩnh Tiến, "Chuyện nước non" của NSND Phạm Ngọc Khôi,...Năm 1997, lần đầu tiên “Trên đỉnh Phù Vân” được ra mắt công chúng qua tiếng hát của Mỹ Linh. Âm hưởng dân gian đương đại, cùng những thanh âm lên xuống liên tục chưa khi nào dễ dàng đối với một giọng ca nhạc nhẹ, chính vì thế việc lựa chọn ca khúc này để hát đã là một quyết định vô cùng dũng cảm của Mỹ Linh trong những ngày đầu lập nghiệp. Cách xử lý phần nào nhuốm màu ca trù có lẽ là dụng ý nhằm làm nổi bật chất ma mị trong mỗi câu hát. Cùng với đó, sự tinh tế ở những đoạn chuyển khiến khán giả không ít lần phải… “gai người”.

Liên hoan ca trù toàn quốc lần thứ nhất diễn ra tại Hà Tĩnh (năm 2005).[9] Liên hoan ca trù toàn quốc là hoạt động định kỳ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhằm thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với UNESCO về công tác bảo vệ di sản văn hóa thế giới trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ca trù.

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, năm 2010 có 63 câu lạc bộ ở 15 tỉnh, thành phố trên cả Việt Nam có hoạt động thường xuyên và có kế hoạch luyện tập truyền nghề ca trù.[10] Một số tỉnh thành phía Bắc, điển hình là các tỉnh có nhiều câu lạc bộ ca trù như:

Hiện tại, nghệ thuật ca trù không chỉ dành riêng cho nữ giới mà nó đã phát triển một cách bình đẳng để mọi người cùng tham gia theo đuổi vì từ xưa nam giới chỉ chơi đàn, gõ trống phụ hoạ cho lời hát là chính. Nam giới (kép đàn) ngày nay cũng có thể vừa diễn tấu đàn vừa hát thay ca nương hoặc thay vào đó là một nữ nhạc công đệm đàn, gọi là “đàn nương”.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ca_trù http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2006/06/04/... http://www.unesco.org/culture/ich/index.php?USL=00... http://www.unesco.org/culture/ich/index.php?pg=000... http://www.baodatviet.vn/Home/Song-day-ca-tru-Than... http://baophapluat.vn/dan-sinh/chuyen-it-biet-ve-o... http://www.cinet.vn/sacmau/catru/catru.htm http://www.nghethuat.com.vn/Nghethuat/188/Categori... http://www1.vtc.com.vn/view/1/61208/doanh_nhan_con... http://www.dangcongsan.vn/print_preview.asp?id=BT3... http://bacninh.gov.vn/Trang/Tin%20chi%20ti%E1%BA%B...